Ngô Văn Dinh
Sinh Nhật: 19-07


Mai Thị Mỹ Tiên
Sinh Nhật: 07-09


Phương, Ngọc, Cô Hoàng, Nguyên,Hảo


Ngọc, Hảo nè...nhí nhố chưa!!!


Ngô Lệ Thanh
Sinh Nhật: 01-09


Tổng kết năm 2010 của lớp 10A7 tụi mình nè...


Nguyễn Vĩnh An
Sinh Nhật: ??-??


Hồ Minh Pháp
Sinh Nhật: 27-12


Trần Huỳnh Thanh Phương
Sinh Nhật: 01-05


Dương Thị Ly Na
Sinh Nhật: 29-02


Nguyễn Thị Hảo
Sinh Nhật: 14-03


Ngọc, Oanh, Quân, Mai Tiên


Dinh, Quân ngày tổng kết cuối năm.


Phan Văn Qui
Sinh Nhật: 10-02


Nguyễn Khoa Nam
Sinh Nhật: 06-02


Nguyễn Thị Diễm Kiều
Sinh Nhật: 05-10


Phan Ngân Khánh
Sinh Nhật: 23-04


Nguyễn Văn Tấn Em
Sinh Nhật: 21-08


Kỉ Niệm Hà Tiên năm 2011


Nguyễn Thị Mộng Cầm
Sinh Nhật: 16-04


Phạm Thị Thanh Tuyền
Sinh Nhật: 27-12


Nguyễn Trường An
Sinh Nhật: 25-05


Nguyễn Thị Kiều Oanh
Sinh Nhật: 16-04


Kỉ Niệm ngày khai trương áo tập thể...hehe


Nguyễn Thị Thuỳ Nguyên
Sinh Nhật: 19-09


Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Sinh Nhật: 25-09


Lê Minh Quân
Sinh Nhật: 27-01


Phạm Thị Kim Uyên
Sinh Nhật: ??-??


Nguyễn Thị Như Ngọc
Sinh Nhật: 20-03


Nguyễn Thị Kiều Oanh
Sinh Nhật: 04-03


Nguyễn Thị Mỷ Tuyên
Sinh Nhật: 04-06


Huỳnh Long Hồ
Sinh Nhật: 24-05


Kỉ Niệm Tuổi học trò


Tập thể lớp 11a6 <3 <3 <3


Kỉ Niệm ngày 1 tháng 9...<3 <3


Trần Thị Thu Thảo
Sinh Nhật:02-09


Ăn...sát cánh bên nhau...keke.


party của lớp toàn món ngon như thế này...ai còn nhớ hem


Nguyễn Thị Đở
Sinh Nhật: ??-??


Tập san : Chấp Cánh Bay Cao


Cô Trương Thị Cao Hoàng
Sinh Nhật: 02-09


Phan Thị Bé Sáu
Sinh Nhật: ??-??


Trần Thị Liên
Sinh Nhật: 09-07


Võ Văn Âu
Sinh Nhật: 10-05


Dinh, Âu, Trường An


Người Đi Ngoài Phố - Dinh


20-11-2011 - đưa cô về hình như có mình thằng Hồ vs thằng Dinh là con trai...


Long Hồ vs Mai tiên


20-11-2011. Nhà Cô Hoàng...ten ten


10 thằng nam lớp 11a6 đêy...


Phòng học lớp mình đêy...


Áo thằng Vình An chi chít chữ ký ngày tổng kết cuối năm 12


Ngày tổng kết cuối năm 12 - Thật nhiều kỷ niệm phải ko mọi người


Kỉ niệm đi quay video clip "Cần Một Tình Thương" - 2010


Võ Thị Gương
Sinh Nhật: ??-??


Nguyễn Thị Ngọc Hương
Sinh Nhật: 06-04


Trần Thị Kim Đính
Sinh Nhật: ??-??


Phương , Tiên, Oanh B, Kiều. Kỉ niệm Hà Tiên 2011


Thanh Phương, Như Ngọc...ngày "chia"-"tay" Khoa Nam...hehe


Rửa chén...nhiệm vụ bất khả kháng của trai A6...T_T


Lệ Thanh, Quân - Châu Đốc ngày tổng kết cuối năm 2012


Ai còn nhớ tấm này hem...măm măm


Cấm trại cuối cấp...A6 2012


Kỉ niệm Châu Đốc - Tổng kết cuối năm 2012


Nói đến ảnh bựa, ảnh độc...lớp mình có cả đống.=))


Qui rùa đánh cờ caro vs Mỷ Tuyên nè...tấm này đứa nào chụp vậy ta.


Nguyễn Thị Anh Thư
Sinh Nhật: ??-??


Long Hồ - một trong những nhân vật tạo nên nhìu tấm ảnh bựa nhất của lớp.=))


Khánh voi, Ngọc heo...ôi lớp mình là sở thú.@@


20-11-2009, 10a7 kỉ niệm đầu tiên...


Vĩnh An - Lệ Thanh...ten ten


Thầy Đỉnh - dạy toán lớp tụi mình năm 11 nè.


Nhà văn Thanh Tuyền - Ngân Khánh


Mai Tiên, Oanh A...giờ học thể dục cũng tự sướng nữa nè.


Cô Hoàng vs Thuỳ Nguyên - Kỉ niệm Núi Đá Dựng - Hà Tiên 2011


20-11-2009.Bửa sỉn đầu tiên cùng lớp...@@
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 GÓP Ý VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH

Share | 
jackie
★★Đại Tá★★
★★Đại Tá★★
jackie

Tổng số bài gửi : 95
Xu : 10595
Được Thanks : 9

GÓP Ý VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Empty
Bài gửiTiêu đề: GÓP Ý VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH   
GÓP Ý VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Icon_minitime1Sat Nov 06, 2010 9:38 pm
GÓP Ý VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH

Ngày nay dạy đạo đức cho học sinh trong giáo dục đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào chương trình thành một bộ môn riêng, có tính hệ thống từ thấp đến cao, hợp lý từ Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông. Trong nhà trường việc giáo dục đạo đức giao cho giáo viên chủ nhiệm, Đội thiếu niên tiền phong, Đoàn thanh niên cộng sản là đúng, là hợp lý. Tôi xin phát biểu thêm về sự kết hợp giáo dục đạo đức cho học sinh phải gắn liền giữa gia đình, nhà trường và xã hội :

I/ Gia đình là nơi hình thành đạo đức cơ bản của học sinh.
Gia đình là tế bào của xã hội. Đạo đức gia đình luôn gắn liền với đạo đức xã hội, gia đình có ảnh hưởng sâu sắc, trực tiếp đến con cháu mình. Lọt lòng ra gia đình đã chăm sóc, nuôi, dạy trẻ. Số thời gian học sinh sống trong gia đình cũng nhiều hơn thời gian ở trường. Ông, bà, cha, mẹ, anh chị có ảnh hưởng trực tiếp đến tình cảm của học sinh vì tình huyết thống, truyền thống đa số gia đình hạnh phúc, cha mẹ yêu thương nhau cùng nhau chăm lo dạy dỗ con cái, các cháu ngoan học giỏi. Tôi có biết một gia đình rất đầm ấm. Dù kinh tế phải làm thêm mới khá giả, nhưng phân hẳn chồng về nhà chăm lo việc học hành của hai con. Hai cháu không đi học thêm mà tự học nghiêm túc, đều đậu vào trường phổ thông trung học chuyên Lê Hồng Phong.
Nếp sinh hoạt của gia đình, những giá trị đạo đức của xã hội được ông, bà, cha, mẹ, anh chị em chọn lựa là những tác động trực tiếp, thường xuyên, lâu dài và mạnh mẽ đến học sinh, được học sinh tiếp nhận, thực hiện đầy đủ nhất.
Lẽ tất nhiên những gia đình không hòa thuận, mạnh ai nấy sống, chỉ lo làm giàu, không quan tâm đến con cái, hay chỉ biết sau giờ đến trường ném ra một số tiền cho con học thêm nhưng không quan tâm gì đến kết quả của con em, không biết tâm lý con em mình cần gì, muốn gì. Gia đình ai cũng sống ích kỷ. Hệ quả đương nhiên làm sao con cái học siêng năng, ngoan ngoãn, kết quả tốt được.
Gia đình rất quan trọng trong hình thành nề nếp đạo đức lối sống của con em. Trước tôi không hiểu vì sao khi đến nhà thờ, con chiên đông như vậy mà vẫn im lặng nghe giảng kinh. Nhưng khi tôi có quen với một gia đình thiên chúa giáo, mười lần như một khi các con còn rất nhỏ chuẩn bị đến nhà thờ cha mẹ đều nhắc ăn mặc chỉnh tề, đầu tóc gọn gàng, đến xem lễ không được cười giỡn, nói chuyện. Đó là ảnh hưởng lớn của gia đình. Học sinh ta nếu gia đình nào trước khi học sinh đi học đều dạy dỗ, dặn dò kỷ lưỡng con em mình như vậy thì nhất định học sinh sẽ chăm ngoan, có tổ chức kỷ luật tốt.
Từ thuở ấu thơ bài học đầu đời dành cho trẻ em chính là việc chào hỏi ông bà, cha mẹ, anh chị, bà con cô bác khi tiếp xúc gặp gở. Người lớn cũng chẳng vì lời chào nào của trẻ con mà giàu có gì nhưng lại đón nhận nó với tình yêu thương, thân thiện "Khi đi em hỏi, khi về em chào, miệng em chúm chím mẹ có yêu không nào?". Yêu quá đi chứ, bao vất vả nhọc nhằn trong cuộc sống như tan biến đi. Có dịp đi về các vùng nông thôn ngày nay, thật cảm động mỗi khi gặp các cháu học sinh trên đường, các cháu đều đứng lại vòng tay chào hỏi rất lễ phép sao mà dễ thương thế. Vậy mà ở thành phố không ít gia đình thấy không cần thiết. Tôi có đứa cháu, lứa tuổi mẫu giáo, ngoài Bắc vào, nó không chịu chào tôi, nó cho như vậy là phong kiến bởi nó là con ông cháu cha quen được người khác chào hỏi thôi.
Ông Bà ta vẫn thường nói “dạy con từ thưở còn thơ” “Nhỏ không ưm, lớn gãy cành”.
Việc cha mẹ dạy con đi thưa về trình có nhiều cái lợi trước hết là giúp trẻ hoàn thiện nhân cách, sự lễ phép dành cho con người theo tinh thần "Tiên học lễ, Hậu học văn" mà chúng ta chủ trương giáo dục trong nhà trường, việc con cái xin phép đi đâu giúp cha mẹ quản lý được các con khi con vắng nhà. Nếu cha mẹ cứ để con em muốn đi đâu thì đi, chơi với ai cũng không cần quan tâm rất dễ xẩy ra những rủi ro đáng tiếc. Thực tế có không ít học sinh tự ý rũ nhau đi tắm sông, đua xe rủi ro bị tử vong. Thậm chí để con em mình lao vào con đường ma túy mà không hay biết - có cả con em của nhà giáo. Ở thành phố người đi đường đông quá không thể chào hỏi hết mọi người. Nhưng trong trường thấy người lạ đến các em vẫn cư trố mắt ra mà nhìn thật không thể chấp nhận.
Dạy trẻ bây giờ còn lắm vấn đề phải làm. Dạy con là dạy "Học ăn, học nói, học gói, học mở" tại sao nói học ăn, ăn ai chẳng biết ? Nhưng ông bà dạy "ăn coi nồi" , con người phải biết nhường nhịn trong ăn uống. Ăn chậm, nhai kỷ. Trong ăn uống phải từ tốn văn minh, tránh ăn bốc, ăn hốt, nhai nhồm nhoàm. Học nói, trẻ con mới lớn thiếu từ phải dạy cho con trẻ ngày càng phong phú từ ngữ, nhưng khi lớn thì phải dạy con nói điều hay lẽ phải, tránh lối ăn nói hàm hồ. Bây giờ có một bộ phận thanh thiếu niên và người lớn không ít mở miệng đầu câu là chửi thề thật trái tai. Nhưng có gia đình không uốn nắn thậm chí còn vui cười khi nghe bé học của người lớn rồi nói theo như vậy. Nhất là dân của thành phố Hồ Chí Minh chửi thề nhiều hơn một số tỉnh thành khác. Việc này trong giáo dục gia đình cha, me, ông, bà, rất cần phải uốn nắn, dạy dỗ. Hoặc trẻ con bây giờ không phải nói chuyện mà là hét chuyện. Nhất là nữ sinh. Cần dạy cho các em biết ăn nói dịu dàng, khôn ngoan, "chim khôn nói tiếng rảnh rang, người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe". Ngày nay dù có bình đẳng trong nam nữ thật sự, nữ cũng không thể nói năng ngang tàn, ngỗ ngáo. "Học gói, học mở" ở đây là phải dạy bảo con chúng ta biết tham gia lao động, còn nhỏ biết tự phục vụ, lớn chút biết giúp đỡ cha mẹ công việc gia đình, chăm sóc ông, bà, em bé. Lắm cha mẹ có việc gì cũng làm thay thế cho con, lắm em ngày nay 17, 18 tuổi không biết nấu cơm, làm cá, không dạy con tập lao động từ nhỏ, thì lớn làm sao con mình thành một con người giỏi giang toàn diện được. Cha mẹ cũng đâu sống mãi để phục vụ được.

II/ Nhà trường là nơi hình thành đạo đức cơ bản của người công dân có trí thức.
- Hiện nay Đảng, nhà nước yêu cầu đổi mới trong sự nghiệp giáo dục để phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chúng ta đang sống trong thời đại có sự tiến bộ mạnh mẽ về khoa học công nghệ, sự bùng nổ của thông tin toàn cầu. Việc này đặt ra cho từng con người phải phấn đấu nổ lực vươn lên trong cuộc sống để không lạc hậu với thời cuộc. Từng bước theo kịp tốc độ phát triển của thời đại. Đối với thế hệ trẻ trong nhà trường ngoài nhiệm vụ cung cấp kiến thức phổ thông cho học sinh - kiến thức phổ thông ngày nay cũng khác trước xa, ngoài những bộ môn cổ điển bất di bất dịch, phải dạy cho học sinh thật giỏi ngoại ngữ, tin học. Vì những vấn đề khoa học hiện đại chờ dịch thuật in ấn mới đọc, mới học thì tiến bộ khoa học kỷ thuật đã vượt xa rồi. Bây giờ mà không biết tin học thì cũng như người mù chữ năm 1945 vậy. Nhà trường ngoài nhiệm vụ cung cấp kiến thức phổ thông cho học sinh thì việc giáo dục đạo đức cho học sinh là mặt thứ hai của một vấn đề đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa có tài có đức để phục vụ xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Ở trường muốn hoạt động được phải có hai đối tượng thầy giáo và học sinh.
a) Vai trò của người thầy :
Người thầy giáo trong xã hội Việt Nam luôn đươc đề cao, tôn vinh. Người thầy được kính trọng "không thầy đố mày làm nên" rõ ràng nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam là Tôn Sư Trọng Đạo, đây là nét đẹp truyền thống từ đời này truyền sang đời khác.
Các thầy cô giáo đứng trên bục giảng để truyền thụ cho các thề hệ đời sau những điều hay lẽ phải, những tinh túy chắc lộc được từ ngàn đời truyền lại qua bài giảng vơi tinh thần trách nhiệm cao, người thầy phải có quá trình học tập, rèn luyện ở nhà trường sư phạm. Ra trường, đi dạy lại càng phải có nhu cầu tự học, tự rèn học hỏi trong nhiều lĩnh vực. Điều mà đội ngũ thầy cô cần phải quan tâm trước nhất là đạo đức của người thầy. Thầy cô giáo luôn vẫn phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Như nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói " Thầy ra Thầy". Thầy cô phải thi đua dạy tốt như Bác Hồ đã nói. Thầy có trách nhiệm phát huy trí sáng tạo, khả năng vận dụng thực hành của học sinh chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở, học sinh chủ động tiếp thu kiến thức, mô hình xã hội học tập với hệ thống học tập suốt đời, đào tạo liên tục liên thông giữa các môn học, bậc học, ngành học. Trước bước chuyển của thời kỳ mới với cuộc vận động của Bộ Giáo dục - Đào tạo " nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" vai trò của thầy cô giáo lại càng quang trọng. Phương pháp giảng dạy của thầy cô phải làm cho trò thấy hay say mê học tập, mọi đối tượng học sinh, giỏi, khá, trung bình, yếu, kém gì cũng phải nắm được bài. Thầy cô phải biết hướng dẫn học sinh học bài, làm bài tập cũng cố kiến thức thầy cung cấp. Thầy phải biết hệ thống hóa từng bài, từng chương, từng học kỳ chỉ cần thầy dạy như vậy, học sinh học nghiêm túc thì chẳng cần phải học thêm làm chi cho tốn tiền, mất thời giờ. Học sinh nào quá yếu kém thì phải có phương pháp dạy phụ đạo giúp học sinh nắm kiến thức có hệ thống dần dần theo kịp trình độ chung. Như vậy mới là dạy tốt thật sự và như vậy mới đúng "tất cả vì học sinh thân yêu".
Lối dạy chiếu lệ, lấy có, học sinh học sao cũng được để rồi lôi kéo học sinh về nhà dạy thêm thật đáng chê trách, không đạo đức, không xứng đáng là người thầy. Cuộc vận động "kỷ cương, tình thương, trách nhiệm" thực hiện chuẩn mực đạo đức. Thầy giáo muốn đạt hiệu quả cao trong giáo dục phải biết kết hợp với gia đình, các bậc cha mẹ, hiểu thấu đáo học sinh để có phương pháp dạy dỗ thích hợp. Hiện tượng gian lận trong thi cử mới dần khắc phục có hiệu quả.
b) Vai trò của học sinh trong trường:
Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám 1945, Bác Hồ nhắn nhủ "Non sông Việt Nam có được vẻ vang hay không. Dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu" Bác Hồ xác định việc học tập của học sinh ngoài quyền lợi của các cháu đây còn là nhiệm vụ của học sinh nữa " người nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình". Học sinh đến trường là để được tiếp thu kiến thức mà nhà trường trang bị cho các em từ mẫu giáo lên tiểu học, phổ thông cơ sở, phổ thông trung học, hệ thống kiến thức liên thông giữa các môn học, cấp hoc, ngành học.
Trước yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục để phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Nhất là trong điều kiện đất nước ta đang có cơ hội mới, vận hội mới, xu hương hòa nhập khu và thế giới thì vấn đề tinh thần thái độ học tập của học sinh cần phải đúng mức hơn tiếp thu kiến thức thầy truyền đạt rồi trả lại cho thầy bằng các kiến thức y như giáo khoa trong bài thi, bài kiểm tra chừng ấy thì đúng nhưng chưa đủ. Quá trình học tập của học sinh là quá trình lao động thật sự. Kiến thức thầy truyền thụ cho học sinh, học sinh phải nắm chắc qua quá trình khổ luyện những kiến thức đó phải trở thành kiến thức của bản thân học sinh phải như con ong hút mật hoa đem về tổ. Có sự lao động của mình mà ong đã biến mật hoa thành mật ong chứ không phải là thứ gạo mà loài kiến tha về xếp đầy tổ mà hạt gạo vẫn mãi mãi là hạt gạo và học sinh nắm chắc kiến thức thì dù có thi chuyển cấp tốt nghiệp cũng không sợ, không cần tiêu cực cũng đậu. Học sinh học là phải đi đôi với hành trong bối cảnh hội nhập và phát triển nền kinh tế thế giới, ngoại ngữ và tin học là kỷ năng không thể thiếu của học sinh. Bên cạnh việc học hỏi kiến thức mới của học sinh việc tiếp nhận giáo dục đạo đức trong nhà trường là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách trong học sinh. Nói đạo đức bao gồm nhiều lĩnh vực, nói khái quát là học tập đạo đức Hồ Chủ Tịch. Nói cụ thể hơn là ý thức tổ chức kỷ luật phải tốt, động cơ, thái độ học tập phải đúng, phải trung thực, đoàn kết, tu dưỡng phấn đấu theo lý tưởng của người thanh thiếu niên tiến bộ, lễ độ. Tất cả những chuỗi đạo đức đó học sinh phải được tiếp thu qua bài giảng của tất cả các bộ môn, các hoạt động nội khóa, ngoại khóa. Ngay trong các bài hát truyền thống cũng dạy cho học sinh những đạo đức cần có "nung đúc tâm hồn để nuôi chí lớn. Đem sức thanh xuân sống vì giống nòi". Người học sinh trong nhà trường ngày sau phải trở thành những người lao động Việt Nam có tài, có đức, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, có tác phong lao động chuyên nghiệp, lao động vì dân, vì nước, là những con người trưởng thành từ nền giáo dục Việt Nam tiên tiến, hiện đại, khoa học. Học sinh phải học tập tốt, vì học tập chưa tốt nên hiện tượng tiêu cực trong thi cử thời gian qua đã làm cho xã hội mất lòng tin đối với giáo dục đào tạo
c) Những điều kiện cần có trong các nhà trường để giáo dục đạo đức có hiệu quả :
- Trường phải ra trường, khang trang sạch sẽ, có nhà vệ sinh, có các phòng bộ môn, có sân chơi, vườn hoa, cây, cảnh. Tóm lại có tiện nghi để dạy và học, rèn luyện.
- Ngoài cổng trường có khẩu hiệu " Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người"
- Sân trường có khẩu hiệu " Thi đua dạy thật tốt, học thật tốt"
- Trong lớp, trên bảng đen mỗi tuần một câu cách ngôn. Ví dụ : Uống nươc nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
- Trên tường các lớp tiểu học nên có năm điều Bác Hồ dạy.
- Nội dung dạy đạo đức ngoài chương trình của của Bộ Giáo dục - Đào tạo, bám sát đạo đức của Hồ Chí Minh, các em mà thấm nhuần đạo đức này thì sau lớn lên thành người lao động xây dựng đất nước thì tình trạng tham ô, tham nhũng lan tràn tệ hại như ngày nay chắc khắc phục được phần lớn.

III/ Nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội.
1/ Ngày nay có một số bộ phận nhỏ của học sinh chưa tốt không thể đổ lỗi tất cả cho nhà trường. Muốn giáo dục đạo đức cho học sinh cần có sự kết hợp chặt chẽ của nhà trường, gia đình và xã hội.
Trong nhà trường cũng phải có sự kết hợp của các thầy cô dạy các bộ môn, thầy chủ nhiệm, đội thiếu niên, đoàn thanh niên cộng sản. Người có trách nhiệm cao nhất trong trường về giáo dục đạo đức cho học sinh là hiệu trưởng. Hiệu trưởng phải biết lãnh đạo mọi thầy cô, mọi tổ chức để giáo dục truyền thống bằng tham quan, báo cáo người thật việc thật của các anh hùng liệt sĩ. Đưa học sinh đi làm từ thiện. Qua thực tế cuộc sống các em sẽ tự tiếp thu được nhiều điều cho đạo đức lối sống của mình.
Nhà trường, gia đình và xã hội phải được kết hợp chặt chẽ trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh. Thế hệ trẻ ngày nay các em chịu giáo dục từ nhà trường rất sớm. Ngay từ một tuổi có em đã đến trường rồi, từ nhà trẻ, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Tính ưu việt của giáo dục - đào tạo ngày nay trong ngành học mầm non rất rõ nét. Con cháu mình ở nhà dạy có khi ưng thì làm, không ưng thì thôi nhưng đến trường cô bảo nhất nhất nghe theo. Dù các cháu rất nhỏ nhưng ngành học mầm non đã chú ý giáo dục đạo đức cho trẻ rõ rệt "Khi đi em hỏi, khi về em chào" "Ba thương con vì con giống mẹ". Có một lần tôi đi chung xe với mấy đứa cháu gọi bằng bà. Cháu Bằng 4 tuổi học lớp chồi tại trường mầm non 19/5 hỏi mẹ : “Mẹ ơi ! Tại sao ai cũng yêu thương Bác Hồ ? Con cũng yêu Bác Hồ và nhớ Bác Hồ lắm !:”. Tất cả chúng tôi cười ồ lên. Cháu Chương anh nó học tiểu học trả lời : “Vì Bác Hồ là người đi tìm đường cứu nước”. Những gì các cháu học được hình thành được từ mầm non đến tiểu học phải biết duy trì, cũng cố, phát huy để đạo đức các em ngày càng tốt đẹp hơn. Hiện nay cháu mầm non rất ngoan đến tiểu học có một số biểu hiện không được bằng. Đến phổ thông cơ sở các em không còn nhỏ nhưng chưa đủ lớn nên số học sinh chưa ngoan nhiều hơn. Trường phổ thông cơ sở phải biết tâm sinh lý học sinh, giáo dục, uốn nắn kịp thời giữ gìn đạo đức vốn có từ cấp dưới mới hiệu quả.
Thời đại ngày nay mở cửa hội nhập nhiều cái hay cũng lắm cái dở. Học cái hay khó, làm theo cái dở lại quá dể. Phim ảnh sách báo đồi trụy nhảm nhí bây giờ quá nhiều, ở đâu cũng có. Học sinh chưa lớn nên việc lựa chọn quá khó, ảnh hưởng đến tính cách, đạo đức rất nhiều. Do đó những người có trách nhiệm về sách báo, phim ảnh, truyền thanh, truyền hình phải có ý thức. Phim kịch ngày nay mở ra đều thấy phụ nữ Việt Nam không biết nói, chỉ biết la hét nhăn nhó làm méo mó hình ảnh đáng yêu của người phụ nữ. Trẻ con tưởng như vậy là hay. Tôi chê trách phim "Dốc tình" xây dựng vai một nữ sinh mà ngỗ ngáo, lưu manh chịu không xem nổi, dù cảnh vật Đà Lạt quá đẹp, quá quyến rũ.
Để đào tạo cho xã hội một thế hệ trẻ hoàn thiện về đạo đức, trí tuệ, tinh thần và thể chất chuẩn bị cho các em trở thành người chủ nhân của đất nước. Nhà trường, gia đình, xã hội phải được phối hợp chặt chẻ, nghiêm ngặt, không thể thiếu một trong ba lĩnh vực đó. Giáo dục học tập văn hóa với vui chơi lành mạnh bổ ích, quang tâm bảo vệ chăm sóc trẻ em về thể chất cả tinh thần. Có như vậy mới ngăn ngừa được tệ nạn xã hội đang xảy ra đối với thanh thiếu niên học sinh đang báo động, đây là điều bức xúc mà toàn xã hội phải quan tâm ngăn chặn mới có kết quả.
2/ Hội Cựu giáo chức thành phố Hồ Chí Minh muốn tham gia giáo dục đạo đức học sinh.
- Ban Giám đốc cần chỉ đạo các trường tổ chức các buổi ngoại khóa nghe báo cáo của giáo viên Nội Đô, giáo viên đi B, giáo viên đi bộ đội, thanh niên xung phong, truyền thống của Hội Cựu giáo chức. Báo cáo viên là người thật, việc thật đã từng nhiều năm đứng trên bục giảng, làm quản lý chắc rằng sẽ cung cấp cho học sinh nhiều kiến thức cuộc sống mà bài giảng chưa đủ.
Tóm lại trong công cuộc đổi mới hiện nay Giáo dục và Đào tạo phải cung cấp cho xã hội một đội ngũ trí thức mới có tài có đức biết xây dựng đất nước cũng như bảo vệ đất nước. Để thế hệ này không bán đứng xương máu của cha ông. Biết phát triển đất nước đi đúng đường, xây dựng nước Việt Nam giàu đẹp, dân chủ văn minh, công bằng bác ái.



 

GÓP Ý VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Similar topics

-
» sinh hoạt hè
» Đề thi thử ĐH môn Sinh - ĐHSP Hà Nội (lần 6 - có đáp án)
» chiếc bánh kem đầu tiên
» Chỉ tiêu tuyển sinh đại học năm 2013 - đại học Cần Thơ
» Tư vấn làm ,NV1,2,3 đại học Tuyển sinh đại học cao đẳng Năm 2013
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn lớp 11a6 -Trường THPT An Phú :: »-(¯`v´¯)-» Đời sống «-(¯`v´¯)-« :: Phát hiện...-
Chuyển đến